Bệnh tim mạch là gì? 9 Dấu hiệu bệnh tim mạch bạn nên biết

Bệnh tim mạch là nhóm bệnh lý gây tử vong hàng đầu hiện nay. Bệnh có thể diễn tiến âm thầm hoặc gây ra các tình trạng cấp tính với các triệu chứng rầm rộ như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đột tử,… Sau đây các bạn hãy cũng Thiết Bị Y Tế Gia Linh tìm hiểu về bệnh tim mạch là gì và các dấu hiệu nhận biết nhé!

1. Bệnh tim mạch là gì?

Trái tim là trung tâm của hệ thống tim mạch. Thông qua các mạch máu của cơ thể, tim bơm máu đến tất cả các tế bào của cơ thể. Máu mang oxy mà các tế bào cần. Bệnh tim mạch là gì? Bệnh tim mạch là một nhóm các vấn đề xảy ra khi tim và mạch máu không hoạt động như bình thường.

Bệnh Tim Mạch Là Gì?

Bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu. Làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong.

Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), tốn kém nhiều chi phí.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch

Có nhiều yếu tố trong cuộc sống được chứng minh làm tăng khả năng xuất hiện và tiến triển bệnh lý tim mạch. Những yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch. Các yếu tố đó là:

  • Hút thuốc: hút thuốc là hoặc hút thuốc lào đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên…
  • Ít hoạt động thể lực: lười hoạt động thể lức làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…
  • Thừa cân: thừa cân là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành. Bạn cần duy trì cân năng ở mức hợp lý.
  • Căng thẳng (stress): các căng thẳng trong cuộc sống. các stress tâm lý đều được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
  • Tăng cholesterol máu: tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, nó là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch vành, động mạch chi dưới.

  • Tăng huyết áp: tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, nó là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên… Bạn cần điều trị tăng huyết áp theo phác đồ của bác sỹ tim mạch để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh lý tim mạch.
  • Đái tháo đường: bệnh lý này là yếu tố nguy cơ rất mạnh mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch chủ và bệnh động mạch ngoại biên… Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn cần tuân thủ điều trị bệnh này nghiêm ngặt để tránh biến chứng tim mạch.
  • Yếu tố gia đình: một số bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh lý cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, hội chứng Brugada có tính chất gia đình.
  • Tuổi: nam giới trên 55 tuổi hoặc nữ giới trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

3. 9 Dấu hiệu bệnh tim mạch bạn nên biết

Thực tế, không phải lúc nào các bệnh tim mạch cũng biểu hiện thành các triệu chứng rõ rệt. Một số yếu tố tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại có thể là dấu hiệu tim có vấn đề nghiêm trọng và cần nhận được sự chăm sóc y tế.

Chóng mặt là dấu hiệu bệnh tim

Bạn có thể cảm thấy chóng mặt, nhìn mờ hay thậm chí là mất thăng bằng trong giây lát bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Ăn uống không đủ chất
  • Ngủ không đủ giấc
  • Đột ngột đứng lên quá nhanh

Tuy vậy, đôi khi chóng mặt lại chính là biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu. Điều này thường xảy ra do tim không đủ sức bơm máu đến các cơ quan. Do đó, nếu bạn đột nhiên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt kèm theo cảm giác khó thở hay tức ngực, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Đừng lơ là triệu chứng bệnh tim: Đau họng và đau quai hàm

Theo lý thuyết, các triệu chứng như đau họng hay đau quai hàm sẽ không liên quan đến tim. Tình trạng này thường do viêm amydan, cảm lạnh hoặc viêm xoang.

Tuy nhiên, thực tế, đôi khi cơn đau từ vùng ngực cũng có nguy cơ lan đến cổ họng và vùng hàm. Ngay khi gặp phải dấu hiệu này của bệnh tim. Bạn đừng chủ quan mà hãy theo dõi và đi thăm khám nếu chúng kéo dài nhé.

Rối loạn nhịp tim là một dấu hiệu tim có vấn đề

Khi lo lắng hoặc vui mừng quá mức, cảm giác tim đập hụt mất một nhịp hoặc đập nhanh hơn đôi chút, đập không đều là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, tình trạng tim vẫn đập nhanh trong vài giờ tiếp theo hoặc thành cơn thường xuyên trong ngày cho thấy bạn đang bị rối loạn nhịp tim.

Đau ngực

Đau, tức là cảm giác khó chịu vùng ngực là triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh tim mạch. Cường độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau. Một số người cảm thấy đau đến bóp nghẹn, khó thở. Trong khi số khác lại chỉ cảm nhận được cơn đau nhói âm ỉ thoáng qua.

Giảm khả năng gắng sức là dấu hiệu bệnh tim thường gặp

Nếu bạn đột nhiên cảm thấy mệt mỏi hoặc hụt hơi. Sau những hoạt động thường ngày như leo cầu thang hay mang vác đồ, đi lại xa. Hãy mau chóng sắp xếp công việc để đi khám tim mạch càng sớm càng tốt.

Cơn đau lan đến cánh tay

Một dấu hiệu bệnh tim mạch đặc trưng khác là cơn đau từ tim có xu hướng lan rộng ra các khu vực về phía bên trái cơ thể. Thông thường, các bệnh nhân có xu hướng đau cánh tay trái.

Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hoặc đau dạ dày

Thực tế, trong phần lớn các trường hợp, đau dạ dày hoàn toàn không liên quan đến tim. Tình trạng này chủ yếu phụ thuộc vào những thực phẩm mà bạn đã tiêu thụ. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, bạn có thể cảm thấy buồn nôn và khó chịu. Trong dạ dày ngay khi cơn đau tim diễn ra. Thậm chí, một số người còn không kiềm chế được việc nôn ói của mình. Đây được cho là một dấu hiệu bệnh tim phổ biến ở phụ nữ.

Ho kéo dài

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng ho mạn tính thường do những vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ hô hấp, hiếm khi là biểu hiện của bệnh tim mạch. Tuy vậy, nếu bạn vốn có bệnh tim hoặc có nguy cơ gặp phải những vấn đề liên quan đến tim, hãy đặc biệt chú ý đến triệu chứng này, nhất là khi ho có khuynh hướng xuất hiện về đêm hay khi nằm đầu thấp.

Tình trạng ho ra dịch nhầy màu trắng hoặc bọt hồng có thể là dấu hiệu cảnh báo suy tim nguy kịch.

Sưng cẳng chân, bàn chân hoặc mắt cá chân

Tình trạng sưng phù ở chi dưới cho thấy hoạt động bơm máu của tim không hiệu quả. Lúc này, máu ứ đọng trong tĩnh mạch và gây sưng phù tại đây. Mặt khác, tình trạng suy tim cũng hạn chế thận đào thải chất lỏng và ion natri ra khỏi cơ thể. Hai yếu tố này cùng lúc khiến cho tình trạng phù nề chi dưới lan lên nhanh chóng, từ mắt cá chân, mu chân đến cẳng chân, bắp chân.

4. Phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

Bệnh tim do dị tật thì không thể ngăn chặn. Còn với các loại bệnh tim mạch khác, bạn có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng Cholesterol trong máu.
  • Kiểm soát huyết áp, bệnh tiểu đường.
  • Không hút thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích gây hại.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
  • Giữ cân nặng luôn ổn định, tránh béo phì.
  • Luyện tập thể dục thể thao điều độ.
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.
  • Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh sớm nhất.

Hy vọng những thông tin Thiết Bị Y Tế Gia Linh cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh tim mạch là gì. Bệnh tuy nguy hiểm nhưng có thể điều trị và cải thiện nếu phát hiện sớm. Vì vậy, hãy luôn quan tâm đến sức khỏe trái tim bằng việc theo dõi các dấu hiệu bất thường. Và đi khám sớm khám định kỳ thường xuyên. Khi mắc bệnh tim, cần điều trị và chăm sóc tích cực.để tránh những diễn tiến nguy nặng nề và nguy hiểm. 

Bài viết liên quan