Cao huyết áp – 5 Lý do bác sĩ khuyên nên theo dõi huyết áp tại nhà

Cao huyết áp là khái niệm quen thuộc mà chúng ta thường xuyên nhắc tới trong đời sống. Khái niệm nay còn rất mơ hồ với nhiều người. Cùng thiết bị y tế gia linh tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về huyết áp các bạn nhé !

I. Huyết áp là gì?

huyết áp là gì thiết bị y tế gia linh
Huyết áp là gì thiết bị y tế gia linh

Huyết áp là áp lực của dòng máu lưu thông lên thành động mạch. Khi tâm thất co bóp, áp lực trong động mạch lên mức tối đa gọi là huyết áp tối đa (tâm thu); khi tim giãn ra, áp lực rớt xuống mức thấp nhất gọi là huyết áp tối thiểu (tâm trương).

Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.

Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

II. Thế nào là huyết áp cao?

Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên theo thời gian sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Theo Hội Tim mạch học Việt Nam, một người bị huyết áp cao khi có chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ≥140mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ≥90mmHg.

Riêng với người cao tuổi có thể gặp hình thái huyết áp tâm thu đơn độc, khi đó chỉ số huyết áp tâm thu ≥140mmHg nhưng chỉ số huyết áp tâm trương vẫn nhỏ hơn 90mmHg.

Cao huyết áp được chia thành các dạng sau:

  • Tăng huyết áp độ 1: mức huyết áp ≥140/90 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2: mức huyết áp ≥160/100 mmHg

Huyết áp cao là bao nhêu?

Theo thông báo của Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, một người được đánh giá là cao huyết áp nghĩa là có chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Riêng ở người cao tuổi, nếu huyết áp tâm thu trên 140 mmHg, huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg thì vẫn đánh giá là cao huyết áp trong hình thái huyết áp tâm thu đơn độc. 

Chỉ số huyết áp càng cao thì càng nguy hiểm, cần xác định chính xác mức độ và điều trị phù hợp:

Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 89 mmHg.

Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.

Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg.

Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu < 90 mmHg.

Huyết áp thường tăng theo độ tuổi nên ngoài chỉ số huyết áp đo được, cần kết hợp đánh giá nhiều yếu tố khác để xác định mức độ bệnh, mức độ nguy hiểm, biến chứng để điều trị và phòng ngừa.

Huyết áp cao thiết bị y tế gia linh
Huyết áp cao thiết bị y tế gia linh

Huyết áp cao nên làm gì?

Trong trường hợp nhận thấy mình có các triệu chứng của huyết áp cao đột ngột kể trên hoặc chỉ số huyết áp cao khi đo bằng thiết bị đo tại nhà, bạn nên thực hiện các bước sau:

  1. Nằm yên tại chỗ, nên nằm ở nơi thoáng mát, yên lặng
  2. Báo ngay với người thân, liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ
  3. Không tự ý dùng bất kỳ biện pháp điều trị nào khi không có hướng dẫn của nhân viên y tế (không cạo gió, không dùng các loại thuốc).

Cao huyết áp nên ăn gì?

1. Cao huyết áp nên ăn gì? Các loại rau xanh

Bạn nên ăn một số loại ra lá xanh có hàm lượng kali cao bao gồm:

  • Rau diếp
  • Cải xoăn
  • Rau chân vịt
  • Cải cầu vồng
  • Cải búp

Bạn nên ưu tiên sử dụng rau tươi, bởi các loại rau đóng hộp thường có thêm muối.

2. Cao huyết áp nên ăn gì? Việt Quất

Các loại quả mọng, nhất là việt quất, rất giàu chất tự nhiên flavonoid là nguồn thực phẩm cho người cao huyết áp tuyệt vời.

3. Cao huyết áp nên ăn gì? Củ dền

Câu trả lời là củ dền bởi thành phần oxit nitric trong củ dền giúp mở các mạch máu và giảm huyết áp.

4. Cao huyết áp nên ăn gì? Sữa chua và sữa tách béo

Giàu canxi và ít chất béo là 2 nhân tố quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người cao huyết áp. Và sữa tách béo cùng sữa chua là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

5. Cao huyết áp nên ăn gì? Yến mạch

Thực đơn chắn chắn sẽ không thể thiếu yến mạch với hàm lượng chất xơ cao, ít chất béo và muối. Ăn bột yến mạch cho bữa ăn sáng là một cách tuyệt vời để tiếp nhiên liệu cho ngày mới.

6. Cao huyết áp nên ăn gì? Chuối

Giống như các loại rau lá xanh, chuối cũng rất giàu kali, có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả nhờ khả năng đào thải muối trong nước tiểu ra ngoài.

7. Cao huyết áp nên ăn gì? Cá béo

Các loại cá béo như cá thu, cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, có thể hạ huyết áp, giảm viêm, giảm nồng độ triglyceride “xấu” trong máu. Ngoài omega-3, cá hồi cũng là một trong số ít những thực phẩm chứa vitamin D, dưỡng chất có tác dụng hạ huyết áp.

8. Cao huyết áp nên ăn gì? Các loại hạt

Ngoài kali, các loại hạt còn chứa magie và nhiều khoáng chất khác cũng có tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn các loại hạt tươi hoặc chưa được tẩm muối. Hạt hướng dương, hạt dẻ, quả óc chó, hạt bí có thể dùng như một bữa nhẹ dinh dưỡng.

9. Cao huyết áp nên ăn gì? Tỏi

Tỏi là thực phẩm cho người cao huyết áp không thể thiếu. Tỏi chứa nitric oxide thúc đẩy giãn mạch, mở rộng các động mạch giúp giảm huyết áp.

10. Cao huyết áp nên ăn gì? Chocolate đen

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy ăn 100g chocolate đen mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

11. Cao huyết áp nên ăn gì? Dầu ô liu

Không thể thiếu dầu ô liu. Dầu ô liu chứa polyphenol, là các hợp chất chống viêm có thể giúp làm giảm huyết áp.

12. Cao huyết áp nên ăn gì? Lựu

Một nghiên cứu kết luận rằng uống một cốc nước lựu mỗi ngày/lần trong 4 tuần sẽ giúp hạ huyết áp trong thời gian ngắn. Nếu không muốn uống nước ép, bạn có thể ăn lựu nguyên chất. Hiệu quả mang lại cũng tương tự.

cao huyết áp nên ăn gì thiết bị y tế gia linh
Cao huyết áp nên ăn gì?

Cao huyết áp nên uống gì?

Một số loại thức uống từ thực phẩm được khuyên dùng cho người bị cao huyết áp là:

1. Cao huyết áp nên uống gì? Nước ép lựu

 Nước ép lựu có hoạt tính chống oxy hóa cao gấp ba lần trà xanh hoặc rượu vang đỏ. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi một nghiên cứu năm 2017 về các nghiên cứu lâm sàng cho thấy thường xuyên uống nước ép lựu có thể làm giảm đáng kể huyết áp.

2. Cao huyết áp nên uống gì? Nước ép cần tây

Một nghiên cứu của Đại học Muhammadiyah Kudus – Indonesia nhận thấy cần tây có chứa một chất phytochemical được gọi là phthalides. Dưới dạng chiết xuất, nó được gọi là NBP, và nó làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu và giảm huyết áp.

3. Cao huyết áp nên uống gì? Nước chanh

Chanh cũng là một loại trái cây có múi như thế. Theo nghiên cứu nếu kết hợp uống nước chanh với đi bộ hàng ngày có thể làm giảm huyết áp tâm thu.

4. Cao huyết áp nên uống gì? Sữa ít béo

Các loại sữa tách béo, sữa chua luôn là ưu tiên trong chế độ ăn uống cho người tăng huyết áp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có mối tương quan tỉ lệ nghịch giữa việc tiêu thụ sữa ít béo và nguy cơ tăng huyết áp.

5 Cao huyết áp nên uống gì? Nước ép cà chua

Cà chua chứa nhiều carotenoid, vitamin A, canxi và axit gamma-aminobutyric có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu cho thấy uống nước ép cà chua không muối có thể cải thiện huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đồng thời cũng làm giảm mức LDL-C huyết thanh ở những người bị rối loạn lipid máu.

IV. Tại sao nên theo dõi huyết áp chủ động tại nhà

Đo huyết áp tại nhà cần có thiết bị máy đo huyết áp tự động; để chủ động kiểm tra huyết áp – đó là lời khuyên của các bác sí. Bởi với máy đo huyết áp cơ học bạn cần phải có kiến thức đo và người hỗ trợ; còn với máy đo huyết áp điện tử chỉ cần thao tác bằng các nút bấm trên thiết bị là dễ dàng có được kết quả đo chính xác tức thì.

theo dõi huyết áp tại nhà thiết bị y tế gia linh
Theo dõi huyết áp tại nhà

Lợi ích của việc tự đo huyết áp tại nhà

Những người bệnh cao huyết áp, người cao tuổi có nguy cơ bị tăng huyết áp; đều nên theo dõi huyết áp hàng ngày để tự kiểm soát huyết áp của bản thân. Do đó, cần có máy đo huyết áp để tự đo và kiểm soát sự tăng huyết áp bất ngờ; phòng tránh các nguy cơ biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu não, đột quỵ,…

Vì sao bác sĩ khuyên dùng máy đo huyết áp điện tử tại nhà

  • Giúp theo dõi quá trình điều trị bệnh
  • Tự đo huyết áp tại nhà là cách theo dõi tình trạng sức khỏe; và từ đó thay đổi lối sống hoặc cách dùng thuốc của mình.
  • Giúp bệnh nhân cảm thấy có trách nhiệm và giảm áp lực về bệnh tình.
  • Khi kiểm tra sức khỏe thường xuyên; bạn sẽ không còn cảm thấy quá áp lực chỉ số huyết áp của mình nữa mà còn có động lực hơn để kiểm soát huyết áp của bạn với một chế độ ăn uống được cải thiện, hoạt động thể chất và sử dụng thuốc thích hợp.

Những lo lắng đôi khi sẽ tạp áp lực và hình thành 2 hiện tượng sau:

– Tăng huyết áp áo choàng trắng: là hiện tượng huyết áp của người bệnh thường tăng khi đo ở các cơ sở y tế nhưng lại thấp khi ở nhà.

– Tăng huyết áp giấu mặt: huyết áp đo ở các cơ sở y tế bình thường nhưng về nhà thì tăng cao.

Cắt giảm chi phí chăm sóc sức khỏe của bạn

Việc theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà; tuy không thay thế việc theo dõi sức khỏe định kỳ tại bệnh viện nhưng có tác dụng hỗ trợ tốt cho việc theo dõi và điều trị vì khi đo tại bệnh viện; không thể hiện được những thay đổi huyết áp trong các thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Cũng chính vì vậy hãy ghi chép cẩn thận về chỉ số những lần đo; thời gian đo để tiện hơn khi khám định kì với bác sĩ điều trị.

Điều này cũng gióp phần làm giảm chi phí chăm sóc sức khỏe; chi phí đi lại, tiết kiệm tiền và thời gian đáng kể cho bạn.

V. Hướng dẫn đo huyết áp tại nhà

Ngồi yên: Không hút thuốc, uống đồ uống chứa caffein hoặc tập thể dục 30 phút trước đó,cho bệnh nhân đi tiểu và nghỉ ngơi 5 phút trước khi đo huyết áp.

Ngồi đúng: Ngồi thẳng lưng trên ghế dựa. Bàn chân ngay ngắn trên sàn và không bắt chéo. Cánh tay đặt một bề mặt phẳng, ngang với vị trí của tim. Bảo đảm vòng quấn máy đo huyết áp nằm trên nếp gấp khuỷu tay. Kiểm tra hướng dẫn của máy để xem hình minh họa; hoặc yêu cầu cửa hàng cung cấp máy hướng dẫn bạn cách sử dụng.

Đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày: Điều quan trọng là đo huyết áp cùng một thời điểm mỗi ngày, chẳng hạn như buổi sáng và buổi tối. Tốt nhất là nên đo huyết áp hàng ngày. Trong trường hợp thay đổi thuốc điều trị, bệnh nhân nên đo HA thường xuyên trong 2 tuần đầu; và 1 tuần trước lần hẹn tái khám tiếp theo.

Đo nhiều lần và ghi lại kết quả: Mỗi lần đo nên đo 2-3 lần, cách nhau một phút, ghi lại kết quả và mang theo mỗi lần tái khám.

Không quấn bao huyết áp chồng lên tay áo.

Tham khảo một số máy đo huyết áp tại nhà tại Thiết Bị Y Tế Gia Linh

MÁY ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG OMRON HEM-7121

MÁY ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG OMRON HEM-8712

Hy vọng những chia sẽ trên  sẽ giúp bạn hiểu hơn về huyết áp và những điều cần thiết nhé!

Bài viết liên quan