Nhận biết sớm về những dấu hiệu đột quỵ có thể giúp cho người bệnh kịp thời phát hiện” báo động đỏ” để có thể chủ động ngăn chặn và sơ cứu hoặc cấp cứu tạm thời hạn chế được những tác hại đáng tiếc
I. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn. Khi đó, não bị thiếu đi oxy, dinh dưỡng nên các tế bào não bất đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quy có nguy cơ tử vong cao nếu không kịp phát hiện và cấp cứu kịp thời.

II. Nguyên nhân gây đột quỵ
Hai nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đột quỵ là do thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) hoặc do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ).
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Người bị các bệnh lý tim mạch như hở van tim, rung tâm nhĩ, nhịp tim không đều, suy tim,…;
- Người bị tăng huyết áp;
- Người bị tiểu đường;
- Người bị rối loạn Lipid máu;
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình đã từng bị đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc bệnh tim;
- Lạm dụng các chất kích thích như uống nhiều rượu, sử dụng ma túy;
- Người hút thuốc lá chủ động hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động, gặp tình trạng khói thuốc lá dẫn đến mỡ tích tụ trong động mạch, tăng nguy cơ máu đông;
- Người thừa cân, béo phì, ít vận động tập thể dục;
- Chế độ ăn uống không hợp lý, lượng Cholesterol cao;
- Về tuổi tác, người trong nhóm tuổi từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn;
- Phụ nữ có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn so với nam giới;
- Việc sử dụng thuốc tránh thai hay các liệu pháp điều chỉnh hormone, thay đổi nội tiết tố cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh.
III. Dấu hiệu đột quỵ mà bạn cần biết
– Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng như các dấu hiệu yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
– Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
– Dấu hiệu yếu tay hoặc chân: Khi xảy ra đột quỵ, một triệu chứng hay gặp là một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các chi ở bên đối diện vùng não xảy ra đột quỵ. Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, không nhấc chân lên được. Bạn có thể kiểm tra bằng cách mở rộng cả hai cánh tay trong 10 giây. Nếu một cánh tay bị rơi xuống thì có thể là chỉ báo yếu cơ – một dấu hiệu của bệnh.
– Dấu hiệu qua giọng nói:
Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
Hãy tự kiểm tra bằng cách lặp đi lặp lại một cụm từ. Bạn có bị nói líu, dùng từ sai hoặc không thể nói? Nếu điều này xảy ra thì nhiều khả năng bạn bị đột quỵ.
– Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
– Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

Những dấu hiệu đột quỵ khác :
– Tự nhiên chóng mặt: Hệ thống tuần hoàn sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu tim quá yếu. Bộ não không nhận đủ oxy cần thiết. Điều đó sẽ làm bạn luôn cảm thấy chóng mặt, thậm chí đau đầu. Do đó bạn cần chú ý và đi chẩn đoán bệnh ngay khi có biểu hiện trên thường xuyên.
Nếu bạn bị chóng mặt, buồn nôn hoặc gặp khó khăn về đi lại thì bạn có thể nghĩ rằng mình bị say, song thực tế đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
– Đau đầu nặng: Cơn đau đầu nặng, đột ngột là một triệu chứng hay gặp ở người bị đột quỵ.
– Yếu một bên cơ mặt: Yếu một bên cơ mặt, đột ngột có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Để kiểm tra, các nhân viên cấp cứu có thể yêu cầu bạn cười hoặc nhe răng. Nếu một bên mặt của bạn chùng xuống hoặc không cử động thì có thể bạn bị tình trạng này.
– Khó thở hoặc tim đập nhanh: Một nghiên cứu về những khác biệt giới trong đột quỵ cho thấy phụ nữ dễ bị các triệu chứng khó thở hoặc tim đập nhanh khi đột quỵ.
Các dấu hiệu bao trước cơn đột quỵ
- Face (mặt): Bệnh nhân có bị xệ mặt 1 bên khi cố gắng mỉm cười không?
- Arms (tay): 1 cánh tay của người bệnh có bị thấp hơn nếu cố gắng giơ cả 2 tay lên không?
- Speech (lời nói): Bệnh nhân có thể nói, nhắc lại 1 câu đơn giản không, có nói lắp hoặc nói những lời khó hiểu không?
- Time (thời gian): Thời gian đột quỵ tính theo từng giây, từng phút. Nếu phát hiện bệnh nhân có các dấu hiệu như trên, cần gọi cấp cứu ngay.
Nếu gặp những dấu hiệu điển hình kể trên thì đó là những biểu hiện của tiền đột quỵ, sắp xảy ra đột quỵ nguy hiểm tới tính mạng.
Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần
Đột quỵ có thể được cảnh báo trước khi người bệnh gặp phải căn bệnh này. Dưới đây là 6 dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần mà các bạn cần lưu ý:
1. Đau tức ngực
Đau tức ngực là dấu hiệu cảnh báo rõ nét bệnh đột quỵ có thể xảy ra sau đó 1 tuần mà mức độ chính xác lên đến 70%.
2. Khó thở
Ngoài tức ngực, người bệnh sẽ cảm thấy khả năng thở của mình trở nên khó khăn. Đặc biệt khi bạn đã ra ngoài trời để hít thở được tốt hơn nhưng vẫn thở không đều, đứt quãng.

3. Cảm thấy mệt mỏi
Cơ thể mệt mỏi thường xuyên và không rõ nguyên nhân cũng chính là một trong những dấu hiệu của bệnh đột quỵ.
4. Thèm ngủ
Thèm ngủ không dứt tưởng chừng như dấu hiệu bình thường nhưng thực chất đây có thể là biểu hiện cho thấy cơ thể đang không được khỏe và có nguy cơ gặp phải bệnh đột quỵ.
5. Cảm lạnh không dứt
Nhiều người thường chủ quan khi mắc chứng cảm lạnh vì chỉ nghĩ rằng đây là chứng bệnh “xoàng”. Thực chất, bệnh cảm lạnh có thể do tim bị yếu đi dẫn đến rò rie máu vào phổi. Lúc này nếu người bệnh ho có đờm màu hồng nhạt thì chắc chắn rằng bệnh đang cực kỳ nguy hại cho sức khỏe.
6. Xây xẩm, chóng mặt
Những người sắp gặp phải một cơn đột quỵ sẽ thường có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, choáng váng có khi trước cả tuần.
Dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày

1. Mặt sưng hoặc lệch sang 1 bên
Hãy quan sát thường xuyên hơn gương mặt của mình vì những người khi đối mặt với cơn đột quỵ thì mặt thường bị sưng hoặc lệch, nhân trung lệch sang một bên, hai bên má cũng chùng xuống.
2. Đau tức ngực
Đây là một dấu hiệu báo trước đột quỵ 30 ngày khá phổ biến, người bệnh hay đối mặt với những cơn đau tức ngực liên tục.
3. Mệt mỏi kéo dài
Dù đã ăn uống đầy đủ dưỡng chất nhưng cơ thể vẫn luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Đây là dấu hiệu của đột quỵ trước 30 ngày mà bạn cần lưu ý đến.
4. Thở ngắt quãng, nhịp thở không đều
Một trong số những dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày cần đặc biệt quan tâm đó là bạn cảm thấy khó thở, nhịp thở không đều và bắt đầu thở ngắt quãng. Khi tim bắt đầu có “dấu hiệu của tuổi già” tim yếu đi thì phổi cũng vậy.
5. Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
Một trong số các dấu hiệu dễ nhận biết đột quỵ trước 30 ngày nhất là cơ thể xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt.
6. Tĩnh mạch bị phình giãn
Phổi thiếu oxy, tim yếu đồng nghĩa với việc các tĩnh mạch bơm máu cho cơ thể bị khó khăn dẫn đến tình trạng sưng phình. Những bộ phận dễ bị phình nhất là cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân vì đây là các vị trí nằm xa tim nhất.

7. Huyết áp tăng cao
Khi bị cao huyết áp sẽ khiến các dây thần kinh não bộ căng do hình thành các cục máu đông, máu khó tuần hoàn dẫn tới đột quỵ
8. Phát âm khó khăn, nói ngọng
Thêm một dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày mà bạn không nên bỏ qua đó chính là gặp khó khăn khi phát âm hoặc không thể nói chuyện mình thường do môi miệng khô cứng.
9. Cảm lạnh kéo dài
Khi bạn không may bị cảm lạnh và kéo dài khiến cho máu hoạt động bơm máu của tim bị suy yếu rất dễ dẫn đến việc bị ho lâu ngày, cơ thể mệt mỏi và thậm chí dẫn tới đột quỵ.
10. Chân tay tê bì, cử động khó
Người trước khi bị đột quy cơ thể thường có những dấu hiệu như: chân tay bủn rủn, mệt mỏi, tê dại, khó cử động. Đôi khi tay chân không thể tự nhấc lên được, gặp khó khăn trong việc đi lại
11. Trí nhớ, thị lực giảm sút
Trong khoảng 30 ngày trước khi xảy ra đột quỵ; người bệnh thường có biểu hiện không tốt như: không nhận thức được, rối loạn trí nhớ, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
12. Dấu hiệu đau nửa đầu
Trong cơn đột quỵ, máu lưu thông đến não hoặc bị chặn, bị ngắt lại do một sự gián đoạn trong mạch máu. Điều này có thể gây rách, thậm chí hủy hoại mạch máu, dẫn đến một cơn đau đầu đột ngột hoặc đau nửa đầu.
IV. Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ
Sơ cứu tại nhà cho người có dấu hiệu đột quỵ:
- Không để người bệnh té và gọi xe cấp cứu ngay lập tức.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn để bảo vệ đường thở và an toàn cho người bệnh.
- Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa…
- Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu.
- Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây hít sặc chất nôn vào đường hô hấp, tắc đường thở, rất nguy hiểm.
- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
V. Cách phòng ngừa đột quỵ

1. Kiểm soát và điều trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi như tiểu đường, tim mạch, mỡ máu, cao huyết áp…
> Gói tầm soát tiểu đường sớm nhất
> Gói tầm soát biến chứng bệnh tiểu đường
> Gói tầm soát tim mạch, phát hiện các dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh
2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn uống khoa học có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.
Các loại thực phẩm giúp phòng tránh đột quỵ:
- Thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu.
- Đậu lăng, rau có màu sẫm, măng tây, bông cải, các loại hạt, củ cải… giàu folate.
- Thực phẩm giúp giảm Cholesterol xấu như yến mạch, đậu nành, hạnh nhân.
- Thực phẩm giàu magie như ngũ cốc, chuối, quả bơ, các loại đậu, rong biển, mâm xôi…
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây.
Một số thực phẩm cần tránh:
- Thức ăn đóng hộp và chế biến sẵn.
- Không ăn hoặc chế biến các món ăn quá mặn như cà muối, dưa muối… vì nạp vào cơ thể nhiều muối dễ khiến huyết áp tăng cao.
- Hạn chế ăn thịt, sữa và các sản phẩm từ thịt và sữa; vì đây là nhóm thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa; không có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Không ăn quá nhiều trứng, thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: bơ thực vật, tôm, khoai tây chiên, gan động vật, phô mai…
- Hạn chế hoặc bỏ bia rượu, thuốc lá; để ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.

3. Thay đổi lối sống
- Cân bằng giữa công việc, giảm bớt stress, nóng giận.
- Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, không nên tắm đêm, thức quá khuya.
- Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, nhất là trong thời điểm giao mùa.
4. Tập thể dục hằng ngày
Tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần; 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp giảm huyết áp và phòng ngừa đột quỵ. Lưu ý, nên lựa chọn các bài tập nặng, vận động mạnh như tập tạ, tennis. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng hoặc tập dưỡng sinh, yoga.
5. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng, 1 năm/1 lần để tầm soát bệnh kịp thời (tim mạch, tiểu đường…)
Càng sớm nhận ra dấu hiệu đột quỵ hay triệu chứng đột quỵ và điều trị kịp thời thì càng tăng tỷ lệ sống sót của người bệnh; sau đột quỵ cũng như hạn chế được các biến chứng nặng. Nên chủ động ghi nhớ các dấu hiệu đột quỵ. Ngoài ra, nên xây dựng lối sống lành mạnh; Hạn chế rượu, không hút thuốc, hạn chế chất béo bão hoà, tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị các bệnh là yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch,… để phòng ngừa đột quỵ.
Xem thêm tin tức về sức khỏe tại :https://thietbiytegialinh.com/