Dấu hiệu sinh tồn là các dấu hiệu thể lực cho thấy BN đang sống: nhịp tim, nhịp thở, nhiêt độ, huyết áp, bão hoà máu. Sau đây hãy cũng Thiết Bị Y Tế Gia Linh tìm hiểu thật rõ về dấu hiệu sinh tồn trên cơ thể người nhé!

I. Dấu hiệu sinh tồn là gì?
Dấu hiệu sinh tồn là một nhóm gồm 4 đến 6 dấu hiệu quan trọng nhất cho biết trạng thái sống còn (duy trì sự sống) của cơ thể. Những phép đo này được thực hiện giúp đánh giá tình trạng sức khỏe thể chất chung của một người, cũng như xác định các manh mối bằng chứng bệnh có thể xảy ra, và cho thấy tiến trình hồi phục của bệnh nhân. Phạm vi bình thường dấu hiệu sinh tồn của một người thay đổi theo độ tuổi, cân nặng, giới tính và sức khỏe tổng thể.
Có bốn dấu hiệu sinh tồn chính: thân nhiệt, huyết áp, mạch (nhịp tim), và nhịp thở (tần số hô hấp), thường được ký hiệu là BT, BP, HR và RR. Tuy nhiên, tùy theo bối cảnh lâm sàng, các dấu hiệu sinh tồn cũng bao gồm các phép đo khác gọi là “dấu hiệu sinh tồn thứ năm” hoặc “dấu hiệu sinh tồn thứ sáu”. Dấu hiệu sinh tồn được ghi chép lại bằng cách sử dụng hệ thống mã hóa tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận của LOINC.

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
Dấu hiệu sinh tồn được duy trì ở một mức giá trị nhất định để duy trì sự sống của con người. Nếu các giá trị này thay đổi, vượt ra khỏi ngưỡng bình thường sẽ làm các chức năng khác trong cơ thể người mất cân bằng và sinh bệnh, có thể dẫn đến tình trạng tử vong.
Việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn sẽ giúp phát hiện những vấn đề bất thường của người bệnh. Bên cạnh đó, những thay đổi về tình trạng sinh lý, đáp ứng về thể chất, tâm lý, môi trường,… đều gây ảnh hưởng tới dấu hiệu sinh tồn. Những thay đổi này có thể xảy ra đột ngột hoặc kéo dài một khoảng thời gian. Do vậy, bất kỳ thay đổi nào của dấu hiệu sinh tồn ở bệnh nhân đều cần phải thông báo cho bác sĩ để có những can thiệp kịp thời.
II. Các dấu hiệu sinh tồn của cơ thể người
Mạch (nhịp tim)
Ở người lớn khỏe mạnh, mạch thường dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/p. Với trẻ em, mạch của bé gái có thể nhanh hơn các bé trai; và dễ tăng trong các hoạt động thể lực, bệnh lý, chấn thương và cảm xúc.
Thông thường, các bác sĩ sẽ dùng cách kiểm tra mạch truyền thống; là đặt ngón tay trỏ và ngón giữa gần cổ tay bên ngón cái của bệnh nhân và đếm mạch. Tuy nhiên, bạn có thể tự kiểm soát chỉ số này tại nhà bằng cách sử dụng các loại máy đo huyết áp kèm nhịp tim.
Nhiệt độ

Nhiệt độ thay đổi tùy theo giới tính; hoạt động thể lực, thức ăn và đồ uống đưa vào, thời gian trong ngày hoặc phụ nữ đang trong thời kì kinh nguyệt. Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì cần phải kiểm tra lại các dấu hiệu tiếp theo.
Nhịp thở
Nhịp thở là số lần bệnh nhân thở trong vòng 1 phút. Con số này có thể tăng nếu bệnh nhân đang bệnh nặng. Nhịp thở bình thường khi nghỉ ngơi là 15 đến 20 nhịp/phút. Nếu nhịp thở nhanh hơn 25 nhịp/phút hoặc dưới 12 nhịp/phút thì coi như bất thường.
Huyết áp
Các số đo huyết áp gồm 2 trị số: huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương). Căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường.
– Huyết áp bình thường: huyết áp tâm thu < 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg
– Huyết áp cao: huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trường từ 90mmHg trở lên.
– Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp
– Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu dưới 100mmHg
Để kết luận một người bị cao huyết áp; hay không, người ta cần căn cứ và trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó, bạn phải thường xuyên đo huyết áp trong nhiều ngày và nhiều lần mỗi ngày.
Độ bão hòa oxy trong máu
Độ bão hòa oxy trong máu là một trong 5 dấu hiệu sinh tồn của con người. Bạn có thể kiểm tra chúng thường xuyên bằng máy đo nồng độ oxy trong máu SPO2. Nếu thấy chỉ số SPO2 trên 94% thì được xem là bình thường.

III. Các yếu tố ảnh hướng đến dấu hiệu sinh tồn
- Yếu tố sinh lý:Tuổi tác, giới tính; thói quen tập luyện, tình trạng tăng thân nhiệt, tâm lý (lo lắng, sợ hãi, xúc động);
- Dùng thuốc:Thuốc chống loạn nhịp, giãn mạch làm mạch chậm; thuốc giảm đau liều cao làm mạch tăng; thuốc gây mê làm mạch chậm; thuốc kích thích; thuốc trợ tim;
- Yếu tố bệnh lý: Bệnh tim mạch, hô hấp, các trường hợp cấp cứu,...
IV. Chỉ số cho thấy dấu hiệu sinh tồn ổn đình và không ổn định
1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ bình thường ở người lớn là 37°C = 98,6°F;
- Giới hạn bình thường của nhiệt độ là 36,1 – 37,5°C;
- Nhiệt độ ở hậu môn là 37°C, ở nách là 36,5°C;
- Thân nhiệt chịu ảnh hưởng của khí hậu, tuổi tác, sự vận động, thời kỳ sinh lý (mang thai, kinh nguyệt);
- Sốt khi nhiệt độ cơ thể lên cao trên 37,5°C. Sốt nhẹ khi nhiệt độ cơ thể ở mức 37,5 – 38°C, sốt vừa khi thân nhiệt người bệnh ở mức 38°C -39°C, sốt cao nếu bệnh nhân có nhiệt độ cơ thể từ 39 – 40°C và sốt quá cao nếu nhiệt độ cơ thể trên 40°C;
- Hạ thân nhiệt khi nhiệt độ cơ thể xuống dưới mức 36°C, thường gặp ở người già yếu, trẻ sinh non hoặc do bệnh lý rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng như bệnh tiểu đường, xơ gan, suy dinh dưỡng,…
2. Nhịp thở
- Bình thường hô hấp êm dịu, đều đặn, người lớn ở mức 16 – 20 lần/phút, trẻ sơ sinh 40 – 60 lần/phút, trẻ dưới 6 tháng là 35 – 40 lần/phút, trẻ 7 – 12 tháng là 30 – 35 lần/phút, trẻ 2 – 3 tuổi là 25 – 30 lần/phút, trẻ 4 – 6 tuổi là 20 – 25 lần/phút và trẻ 7 – 15 tuổi là 18 – 20 lần/phút;
- Thở nhanh khi lao động, thể dục thể thao, trời nắng, xúc động hoặc sốt cao;
- Thở chậm khi thần kinh căng thẳng, tập luyện khí công, ý muốn của bản thân hoặc do chấn thương sọ não ức chế trung tâm hô hấp gây thở chậm;
- Khó thở và một vài chứng rối loạn nhịp thở.
3. Mạch
- Bình thường mạch đập ở trẻ sơ sinh là 120 – 140 lần /phút, trẻ 1 tuổi là 100 – 130 lần/phút, trẻ 5 – 6 tuổi là 90 – 100 lần/phút, trẻ 10 – 15 tuổi là 80 – 90 lần/phút, người trưởng thành là 70 – 80 lần/phút và người cao tuổi là 60 – 70 lần/phút;
- Mạch đập nhanh hay chậm tùy thuộc vào thời điểm (sáng hay chiều), trạng thái tâm lý, sự hoạt động của cơ thể, tuổi tác, giới tính, thói quen ăn uống, dùng thuốc;
- Mạch nhanh trên 100 lần/phút gặp ở người bệnh nhiễm khuẩn, bệnh basedow hoặc dùng Atropin sulfat,…
- Mạch chậm dưới 60 lần/phút gặp ở người mắc bệnh tim, ngộ độc digitalis,…
4. Huyết áp
- Giới hạn bình thường của huyết áp tâm thu là 90 – 140mmHg, của huyết áp tâm trương là 60 – 90mmHg;
- Những yếu tố sinh lý; ảnh hưởng tới huyết áp gồm tuổi tác, giới tính, sự vận động, xúc động, trọng lượng cơ thể, dùng thuốc,…
- Huyết áp cao: Chỉ số huyết áp tâm thu trên 140mmHg, huyết áp tâm trương trên 90mmHg, gặp ở người mắc bệnh tim mạch, thận, nội tiết,…
- Huyết áp thấp: Chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg, huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, thường gặp ở bệnh nhân mất nước hoặc mất nhiều máu,…
- Huyết áp kẹt: Có hiệu suất giữ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không quá 20mmHg.

Việc theo dõi thường xuyên các dấu hiệu sinh tồn; của cơ thể có thể giúp bạn sớm phát hiện những bất thường của mình. Đồng thời giúp cho các bác sĩ; phát hiện sớm những bất thường của bệnh nhân để có phương án điều trị kịp thời.