Gai cột sống là gì? Nên lưu ý với chứng đau lưng do gai cột sống

Gai cột sống lưng hay còn gọi là bệnh vôi hóa cột sống thường xảy ra ở người trong độ tuổi trung niên. Sự phát triển dư thừa của xương gai cột sống tạo ra.

1. Gai cột sống là gì?

Gai cột sống là bệnh lý ở xương khớp, xảy ra khi canxi lắng đọng quá nhiều, tạo thành gai xương. Bên cạnh đó nó cũng chịu sự ảnh hưởng nhiều của tình trạng thoái hóa cột sống, sự tích tụ calci. Gai xương dễ xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, nếu là ở cột sống thì gọi là bệnh gai cột sống. Các dạng phổ biến là:

  • Gai ở thắt lưng:Thường được phát hiện ở các vị trí đốt L4, L5 (trong 5 đốt sống từ L1 đến L5).
  • Gai ở cổ:Thường xảy ra tại các đốt sống C5 và C6.

Ngoài ra có một số hiếm trường hợp chúng cũng xuất hiện ở cột sống ngực. Trong các loại đó, gai xương thường “mọc ra” ở hai bên đốt sống và đĩa sụn là chủ yếu. Phát triển âm thầm nhưng chúng tác động rất nhiều đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.

2. Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Nguyên nhân gây ra gai cột sống là do vấn đề bắt nguồn từ phía đĩa tròn. từ sụn nằm giữa hai đốt sống (bao xơ đĩa đệm). Khi xương sống lưng hay cổ có xu hướng thoái hóa theo tuổi tác vì là nơi gánh chịu nhiều nhất cho các hoạt động của cơ thể thì các bao xơ đĩa đệm này sẽ bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi khiến cho các khớp xương ma sát và bào mòn dẫn tới hư hại và viêm.

Các khớp cột sống viêm cũng khiến các đĩa đệm ở giữa bị hư hại. Sự tương tác qua lại này sẽ làm mất cấu trúc vững chắc của cột sống, từ đó cột sống sẽ tự ổn định bằng cách mọc ra những nhánh xương hay gai xương bao quanh các khớp xương.

Ngoài ra, tai nạn, chấn thương, béo phì hoặc di truyền (người bệnh mang gen khiến đốt sống của họ yếu hơn bình thường) cũng là nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh gai

3. Dấu hiệu nhận biết gai cột sống

Dấu hiệu bệnh gai cột sống thường thấy nhất là cảm giác đau và khó chịu ở một hoặc nhiều phần thân thể như cổ, lưng,… đặc biệt mỗi khi bạn vận động.

Dấu hiệu gai cột sống lưng:

  • Đau ở vùng thắt lưng và có thể lan rộng xuống chân và háng.
  • Các cơn đau thường kéo dài liên tục trên 6 tuần.
  • Đau tăng lên khi người bệnh ngồi lâu, xoay người, cúi xuống,…
  • Khó hoặc mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện.
  • Mất cân bằng, người bệnh thường có xu hướng cúi về trước hoặc ngửa ra sau.

Dấu hiệu gai cột sống cổ:

  • Đau nhức ê ẩm vùng cổ, đau gia tăng khi cử động mạnh hoặc thay đổi thời tiết.
  • Tê bì, nhức mỏi vai gáy, bả vai.
  • Cảm giác căng cứng cổ, khó cử động khớp cổ, khó khăn khi quay đầu sang hai bên.
  • Đau nửa đầu, đau buốt lan lên đến đỉnh đầu.
  • Chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi,…

Để đánh giá một người có bị gai ở cột sống không và xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng, bác sĩ sẽ cần đến kết quả chụp X-quang.

4. Phòng ngừa bệnh gai cột sống

Một số biện pháp để phòng ngừa gai cột sống là:

  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ calcium và vitamin D, tránh các thức ăn gây tăng cân, béo phì như mỡ động vật, tăng cường ăn rau quả
  • Không hút thuốc
  • Tránh các thương tổn cột sống (như sai tư thế ngồi, nằm, đi xe,…)
  • Tránh chơi những môn thể thao quá sức như: cử tạ, thể dục dụng cụ, vận động quá khó)
  • Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh
  • Hạn chế làm việc nặng.

5. Bệnh gai cột sống có chữa được không?

Bệnh gai cột sống có chữa được không là thắc mắc của nhiều người. Bởi tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, cũng giống như các bệnh lý về xương khớp khác, gai cột sống không thể chữa lành hoàn toàn được mà chỉ có thể điều trị để hạn chế các triệu chứng của bệnh.

Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp sau để điều trị bệnh:

  • Sử dụng thuốc tây y: Đây là phương pháp giúp cải thiện tình trạng gai cột sống phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt, thuốc sẽ phát huy hiệu quả hơn trong việc điều trị các triệu chứng như nhức mỏi, khó chịu, chân tay tê bì,… Tuy nhiên, bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ đã đề ra.
  • Dược liệu dân gian: Các bài thuốc dân gian cũng được biết đến với tác dụng điều trị bệnh hiệu quả như: bưởi, chanh, ngải cứu,… Những bài thuốc này vừa phổ biến vừa ít đem lại tác dụng phụ.
  • Chế độ nghỉ ngơi phù hợp: Khi bị bệnh gai, bệnh nhân cần chú ý hạn chế làm những công việc mang vác nặng nhọc, vất vả. Đồng thời có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Phục hồi chức năng: Có 2 cách giúp hồi phục chức năng hiệu quả là luyện tập và phẫu thuật. Luyện tập được đánh giá là phương pháp tác động an toàn. Giúp khôi phục tính linh hoạt của các cơ, xương khớp, giảm đau. Tuy nhiên cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có hiệu quả. Nếu như tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện thì phải thực hiện phẫu thuật loại bỏ gai xương.

Mặc dù câu trả lời cho bệnh gai cột sống có chữa được không là không. Tuy nhiên bạn vẫn có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bằng việc sử dụng thuốc tây y, dược liệu dân gian, luyện tập và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Và hơn hết, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn nên đến bệnh viện thăm khám thường xuyên. Định kỳ để kịp thời phát hiện các nguy cơ gây hại cho sức khỏe và điều trị kịp thời.

6. Phương pháp hổ trợ điều trị gai cột sống

– Điều trị tức thời:khi cơn đau xuất hiện bệnh nhân nên nằm nghỉ tại chỗ. Thi thoảng lại trở người sang tư thế khác, tuyệt đối không nằm cố định quá lâu cùng một tư thế vì sẽ khiến máu khó lưu thông. Chườm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng để giảm bớt cơn đau. Lưu ý tuyệt đối không dùng các loại dầu nóng (mật gấu, cao dán…) để xoa bóp. Vì có thể khiến cơn đau co thắt và trở nên dữ dội hơn.

– Điều trị lâu dài: bệnh nhân cần nhận sự hỗ trợ điều trị tại bệnh viên. Khi đã được thăm khám và chụp X-quang chẩn đoán. Một vài phương pháp điều trị lâu dài. Có thể được đề nghị như châm cứu, kéo dãn cột sống, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Hỗ trợ điều trị bằng thuốc Đông y. Hoặc Tây y cũng nên được áp dụng đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để việc điều trị mang lại kết quả. Bệnh nhân nên duy trì thói quen luyện tập thể thao thường xuyên và đúng cách.

Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã biết bệnh gai cột sống là gì? Cách điều trị như thế nào rồi đúng không. Với những thông tin mà thiết bị y tế gia linh chia sẻ ở trên hy vọng có ích với người bệnh trong lúc này.

Bài viết liên quan