Máy Thở Y Tế – Chăm Sóc Bệnh Nhân Thở Máy Bộ Y Tế

Máy thở y tế được xem là giải pháp hỗ trợ rất đắc lực cho những bệnh nhân không thể tự thở được để duy trì sự sống. Hiện nay, đại dịch COVID-19 đang lây lan nhanh trên toàn cầu, khiến nhiều người bệnh suy hô hấp và có nguy cơ tử vong cao thì được sử dụng thiết bị này là vô cùng cần thiết.
Vậy, máy thở y tế là gì? Chăm sóc bệnh nhân thở máy cần làm những gì Mời bạn cùng Thiết Bị Y Tế Gia Linh tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!

I. Máy thở y tế là gì

Máy thở y tế là thiết bị y tế hỗ trợ chức năng phổi cho người bệnh trong trường hợp bệnh nhân không thể tự thở được. Bác sĩ đặt một ống vào cổ họng bệnh nhân, ống này thông đến khí quản để giúp không khí ra vào phổi được dễ dàng hơn. Bệnh nhân sẽ được đeo mặt nạ trùm lên mũi có kết nối với máy. Máy sẽ có nhiệm vụ bơm không khí hoặc oxy dòng cao liên tục vào phổi, giúp bệnh nhân hít thở khí oxy (O2) và loại bỏ carbon dioxide (CO2).

Máy thở y tế thiết bị y tế gia linh
Máy thở y tế thiết bị y tế gia linh

II. Máy thở y tế hoạt động như thế nào

Máy thở y tế làm việc trên nguyên tắc tạo ra một luồng không khí để giữ cho đường hô hấp trên mở trong khi ngủ. Các dòng không khí được đẩy qua một ống thông qua một mặt nạ vào mặt sau của cổ họng.

Máy thở y tế không xâm nhập hay còn gọi là máy thở y tế dùng mặt nạ thay vì dùng đường ống đưa không khí trực tiếp vào cơ thể như máy thở để chữa bệnh ngưng thở khi ngủ bằng cách cho bệnh nhân đeo mặt nạ khi ngủ giúp giảm lượng CO2 trong máu.

Phần lớn máy thở y tế không thể cung cấp oxy nguyên chất (tách hoàn toàn oxi ra khỏi không khí) và không có khả năng giúp người bệnh thở một cách “thụ động hoàn toán” bằng máy.

Máy thở y tế hoạt động như thế nào
Máy thở y tế hoạt động như thế nào

III. Máy thở y tế giá bao nhiêu?

Máy thở y tế có nhiều mẫu mã, tính năng khách nhau. Tùy theo các option, công năng, thương hiệu và nhà cung cấp mà giá máy thở y tế có thể dao động trong khoảng từ 13.000.000 – 65.000.000 đồng.

Yếu tố ảnh hưởng đến giá của máy thở y tế

1. Thương hiệu

Một chiếc máy hỗ trợ thở có thương hiệu càng nổi tiếng thì giá sẽ càng cao. Bởi sản phẩm đến từ thương hiệu có đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ, đầy đủ chứng nhận chất lượng CO, CQ cho sản phẩm.

2. Tính năng 

Máy thở y tế đa dạng về các loại máy như: máy hỗ trợ thở không xâm nhập, máy thở y tế 2 chiều, máy thở y tế 1 chiều,… Mỗi loại máy lại có những tính năng khác nhau nên giá thành cũng sẽ khác nhau.

3. Địa chỉ cung cấp

Nếu bạn chọn mua máy thở y tế ở những địa chỉ uy tín, chất lượng thì mức giá bán của sản phẩm sẽ cao hơn vì ở đây họ có những chính sách bán hàng, bảo hành, hậu mãi tốt đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khi bạn mua.

máy thở y tế thiết bị y tế gia linh
Mẫu máy thở y tế

Bảng giá máy thở y tế tham khảo

Loại máy Giá
Máy trợ thở Yuwell CPAP YH360 13.430.000 đ
Máy trợ thở Auto Cpap Yuwell YH580 16.890.000 đ
Máy trợ thở Resvent Auto CPAP Ibreeze 17.000.000 đ
Máy trợ thở 3B Auto CPAP LUNA 17.950.000 đ
Máy trợ thở Yuwell BIPAP YH-725 21.450.000 đ
Máy trợ thở 2 chiều Bibap Micomme ST30D 22.000.000 đ
Máy trợ thở 3B Auto CPAP LUNA II 22.500.000 đ
Máy trợ thở Auto BiPAP G2S B25T 28.950.000 đ

IV. Chăm sóc bệnh nhân thở máy bộ y tế

1. Chăm sóc ống nội khí quản hoặc mở khí quản

1.1. Mục tiêu

  • Nội khí quản hoặc mở khí quản phải thông thoáng
  • Đảm bảo vị trí nội khí quản hoặc mở khí quản ở đúng vị trí.
  • Tránh nhiễm khuẩn

1.2. Thực hiện các kỹ thuật

  • Làm thông thoáng đường hô hấp bằng kỹ thuật vỗ dung, kỹ thuật hút đờm (xem quy trình kỹ thuật vỗ rung chăm sóc hô hấp).
  • Thực hiện kỹ thuật thay băng ống mở khí quản, mở khí quản đúng quy trình đảm bảo đúng vị trí sạch tránh nhiễm khuẩn.
  • Kiểm tra áp lực bóng chèn (cuff) của nội khí quản, mở khí quản (xem bài chăm sóc nội khí quản, mở khí quản).
Chăm sóc bệnh nhân sử dụng máy thở y tế
Chăm sóc bệnh nhân sử dụng máy thở y tế

2. Chăm sóc Người bệnh thở không xâm nhập qua mặt nạ mũi miệng

  • Kích cỡ mặt nạ phải vừa với mặt Người bệnh.
  • Khi cố định mặt nạ không được chặt quá dễ gây loét chỗ tì đè (sống mũi) hoặc lỏng quá gây dò khí ra ngoài làm giảm áp lực đường thở.
  • Cố định mặt nạ: phía trên vòng qua đầu ở trên tai, phía dưới vòng qua sau gáy.
  • Có thể bỏ máy khi Người bệnh ho khạc đờm.
  • Bỏ máy thở không xâm nhập khi Người bệnh ăn, uống nước (nếu không sẽ gây sặc thức ăn, nước vào phổi), hoặc ăn và uống qua ống thông dạ dày.
  • Phải giải thích để Người bệnh hợp tác, và những tác dụng không mong muốn (chướng bụng, cảm giác ngạt thở…).

3. Chăm sóc theo dõi hoạt động máy thở

3.1. Các nguồn cung cấp cho máy thở

  • Nguồn điện: luôn luôn được cắm vào hệ thống điện lưới. Khi có điện, đèn báo AC sẽ sáng lên. Có tác dụng vừa chạy máy thở, vừa nạp điện cho ắc quy của máy để phòng khi mất điện lưới máy sẽ tự động chuyển sang chạy điện ác quy (thời gian chạy điện ác quy kéo dài tùy theo từng loại máy thở).
  • Nguồn oxy: được nối với hệ thống cung cấp oxy, khi bật máy sẽ không có báo động áp lực oxy (O2 Pressure)
  • Nguồn khí nén: được nối với hệ thống cung cấp khí nén, khi bật máy sẽ không có báo động áp lực khí nén (compressor).

3.2. Hệ thống ống dẫn khí

  • Các ống dẫn khí vào Người bệnh và từ Người bệnh ra luôn phải để thấp hơn nội khí quản (mở khí quản) để tránh nước đọng ở thành ống vào nội khí quản (mở khí quản) gây sặc phổi.
  • Thay đoạn ống dẫn khí (dây máy thở, dây chữ T) khi nhiều đờm hoặc máu của Người bệnh trong ống dẫn khí.
  • Trên đường ống dẫn khí vào và ra luôn phải có bẫy nước (nước đọng ở thành ống xẽ chẩy vào bẫy nước này, vì vậy bẫy nước được để ở vị trí thấp nhất). Chú ý phải đổ nước đọng ở trong cốc bẫy nước, nếu để đầy sẽ gây ra cản trở đường thở và có nguy cơ nước chẩy vào phổi Người bệnh nếu nâng đường ống thở lên cao hơn nội khí quản (mở khí quản)

3.3. Hệ thống làm ẩm đường dẫn khí

  • Hệ thống này nằm ở đường thở vào, trước khi khí được đưa vào Người bệnh.
  • Bình làm ẩm xử dụng nước cất, phải đảm bảo cho mực nước trong bình luôn luôn ở trong giới hạn cho phép.
  • Bình đốt của hệ thống làm ẩm: 30 – 370C. Có tác dụng làm tăng độ ẩm khí thở vào, vì vậy tránh được hiện tượng khô đờm gây tắc.
  • Nhiệt độ đốt càng cao thì tốc độ bay hơi của nước trong bình làm ẩm càng nhanh, do vậy phải thường xuyên đổ thêm nước vào bình làm ẩm. Với nhiệt độ 350C hết 2000ml/ngày.
  • Một số máy thở có thêm hệ thống dây đốt nằm trong đường ống thở vào và bình đốt của hệ thống làm ẩm. Do vậy dây dùng cho máy thở loại này cũng phải có tác dụng chịu nhiệt.

3.4. Theo dõi các thông số trên máy thở oxy, hệ thống báo động của máy thở.

  • FIO2 1.0 ban đầu nhưng sau đó sẽ giảm dần và nhắm đến SaO2 trong khoảng 93-98%,
  • PEEP 5cmH2O
  • Thể tích khí lưu thông 6-8ml/kg
  • Áp lực đường thở 20cmH2O (15cmH2O trên PEEP)
  • Tần suất 10-15 nhịp thở mỗi phút
  • Hỗ trợ áp suất (ASB) 20cmH2O (15cmH2O trên PEEP)
  • Thời gian I:E tỷ lệ 1:2.

V. Máy thở áp lực dương liên tục

Máy Thở áp lực dương liên tục (CPAP) là một trong những phương pháp hỗ trợ thở; cho những bệnh nhân bị suy hô hấp nhưng vẫn còn khả năng thở bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục trong suốt chu kỳ thở.

1. Nguyên lý hoạt động của phương pháp thở áp lực dương liên tục:

  • Bình thường khi tự thở: Áp suất đường thở sẽ âm hơn so với áp suất khí quyển trong thì hít vào; dương hơn trong thì thở ra và trở về bằng 0 ở cuối thì thở ra.
  • Khi thở CPAP: Hệ thống CPAP sẽ tạo ra một áp lực dương liên tục trên đường thở, kể cả thời gian hít vào và thở ra. Ví dụ khi thở CPAP ở áp lực 5mmH2O, khi đó áp lực cuối thì thở ra là dương 5cmH2O. Đường biểu diễn áp suất đường thở được nâng lên hơn so với trục hoành là 5 cmH2O. Từ đó giúp các phế nang không xẹp cuối kỳ thở ra tăng trao đổi khí, giảm công hô hấp.
Máy thở áp lực dương liên tục
Máy thở áp lực dương liên tục

2. Hệ thông CPAP

Hệ thống CPAP bao gồm một hệ thống tạo ra một dòng khí (được làm ấm và ẩm); cung cấp liên tục cho bệnh nhân trong suốt chu kỳ thở và; một dụng cụ tạo PEEP được đặt ở cuối đường thở để tạo ra áp lực dương trên đường thở. Hệ thống trên được nối với bệnh nhân bằng; nội khí quản, sonde mũi, cannula mũi hoặc mask tuỳ từng loại hình CPAP.

Thở NCPAP (Nasal Continuous Positive Airway Pressure): Thở áp lực dương tính liên tục qua đường mũi. Là phương pháp thở áp lực dương không xâm lấn; hệ thống CPAP được nối với bệnh nhân qua cannula mũi, có nhiều cỡ cannula cho các độ tuổi khác nhau.

Hy vọng thông qua bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn những khiến thức hữu ích về máy thở y tế và bạn sẽ giảm đi bớt sự lo lắng, hoang mang, cũng như có biện pháp bảo vệ sức khỏe mình tốt hơn nhé!

Xem thêm một số thiết bị y tế gia đình tại www.thietbiytegialinh.com

Bài viết liên quan