Thế nào là thiếu chất dinh dưỡng? 7 dấu hiệu nhận biết

Nếu bạn nhận ra sớm những dấu hiệu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì sẽ biết cách cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

1. Thế nào là thiếu chất dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng là một loại bệnh nằm trong nhóm suy dinh dưỡng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy hiểm này là do chế độ ăn uống không khoa học, chuyển hoá kém, cơ thể giảm hấp thụ, bệnh tiêu chảy kéo dài,…

Thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết có thể gây ra hàng loạt các vấn đề đối với cơ thể như: má hóp, mắt trũng, người hay mệt mỏi, khó tập trung, dễ cáu gắt, da dẻ khô sạm,… Nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của con người.

2. Những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu chất dinh dưỡng

Bệnh suy dinh dưỡng có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu là các đối tượng sau có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn người bình thường:

  • Người nghèo, có thu nhập thấp;
  • Người cao tuổi;
  • Người mắc nhiều bệnh lý cùng một lúc;
  • Người nghiện rượu bia;
  • Trẻ em sinh thiếu tháng bị nhẹ cân, không được chăm sóc dinh dưỡng tốt.

3. 7 Dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng của cơ thể bạn nên biết

Rụng tóc

Thiếu chất dinh dưỡng gây rụng tóc. Việc rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu nhận thấy nhiều tóc rơi trên gối hoặc trong nhà tắm có thể bạn đang thiếu sắt. Đây là tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thường gặp nhất. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm máu nhanh để kiểm tra sức khỏe, sau đó tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt hơn như: thịt bò nạc, gia cầm, rau chân vịt, đậu, hạt điều, đậu.

Lợi hay bị chảy máu và vết thương trên da lâu lành

Đây cũng là một biểu hiện thiếu vitamin C. Những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này là người hay hút thuốc, người cao tuổi hay phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Mụn trứng cá, hay nổi mẩn đỏ

Tình trạng mụn trứng cá hoặc nổi mẩn có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như các vấn đề về gan, vấn đề về nội tiết,… Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo sự thiếu kẽm thường gặp ở những người thường xuyên ăn các đồ ăn chế biến sẵn, hoặc uống bia rượu.

Mệt mõi không rõ lý do

Theo WebMD, khi cơ thể xuất hiện tình trạng căng thẳng, ốm đau, không giải thích được nguyên nhân có thể bạn thiếu vitamin D. Cơ thể tạo ra vitamin D khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Một số cách cơ bản để tăng cường vitamin D như tắm nắng. Thời gian tắm nắng lý tưởng là trước 8 giờ sáng, khoảng 4-5 giờ chiều, mỗi lần tắm nắng kéo dài từ 15-20 phút. Mỗi người nên ăn hải sản, trong đó có cá mỡ như cá hồi, cá ngừ, tôm.

Viêm lưỡi

Nếu bị thiếu B6, lưỡi có thể bị sưng, đau, viêm hoặc đỏ. Biểu hiện của viêm là bề mặt lưỡi bóng, mịn, xuất hiện những vết sưng. Tình trạng này gây khó khăn khi nhai, nuốt, nói chuyện. Đây cũng có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu thiếu sắt, axit folic, niacin, riboflavin và B12.

Vết bầm tím trên da

Cơ thể dễ bị bầm tím, vết thương lâu lành là dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu vitamin C. Đây là một chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thiếu hụt vitamin C có thể làm chậm tốc độ hình thành collagen, các mạch máu yếu. Người thiếu vitamin C dễ bị mệt mỏi, giảm mức tiêu thụ năng lượng tổng thể.

4. Thiếu chất dinh dưỡng gây ra bệnh gì?

Loãng xương

Thiếu hụt vitamin D, canxi và những khoáng chất quan trọng gây ảnh hưởng đến hệ xương và cột sống. Đây là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khoẻ như: viêm khớp, xương giòn, khuyết tật cấu trúc cột sống,… Cách tốt nhất để phòng tránh loãng xương là tích cực cung cấp khoáng chất cho cơ thể từ sữa, chuối, các loại đậu, ánh sáng mặt trời,…

Thiếu máu

Không cung cấp đủ sắt cho cơ thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu. Bệnh lý này làm giảm số lượng tế bào máu hoặc huyết sắc tố và làm cho cơ thể thường xuyên mệt mỏi, da nhợt nhạt, khó thở, mất tập trung,…

Bệnh Pellagra

Bệnh Pellagra bao gồm 3 triệu chứng đặc trưng là: tiêu chảy, viêm da và giảm trí nhớ nghiêm trọng. Nguyên nhân xuất hiện bệnh này là do cơ thể thiếu hụt hàm lượng B3 hoặc Niacin cần thiết.

Bệnh Scorbut

Cả người lớn và trẻ em không cung cấp đủ vitamin C thì đều có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Đối với người lớn, bệnh thường có những triệu chứng cụ thể như: chảy máu chân răng, viêm lợi, tụ máu ở màng xương, đốm xuất huyết, tăng sừng hóa ở nang lông,… Đối với trẻ mắc bệnh Scorbut sẽ có biểu hiện nhẹ hơn như vết thương lâu lành, chảy máu dưới da.

Khô mắt hoặc quáng gà

Người bị bệnh khô mắt (quáng gà) thường có biểu hiện là mắt nhìn kém. Mắt khô dẫn đến nhiễm trùng mãn tính. Nguyên nhân xuất hiện bệnh lý này là do không cung cấp đủ vitamin A cho cơ thể.

Bướu cổ

Bướu cổ có thể làm cho trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, suy tuyến giáp. Thậm chí gây đần độn hoặc tâm sinh lý phát triển chậm. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bướu cổ là thiết hụt hàm lượng I-ốt dẫn đến quá trình trao đổi chất không hiệu quả.

5. Làm thế nào để điều trị thiếu chất dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng

Cần phải lựa chọn nhiều thực phẩm mới mang đến đủ những dưỡng chất cần thiết:

  • Giảm lượng cơm khi ăn, thay vào đó là ăn thêm khoai, bắp không những có nhiều chất xơ mà còn không gây béo, hỗ trợ chống táo bón ngừa ung thư đại tràng…
  • Nên ăn nhiều cá. Mỗi tuần nên ăn ít nhất ba lần cá. Tăng dùng đạm thực vật như đậu hũ, sữa đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt. hay đậu đỗ
  • Chú ý bổ sung các loại sữa có nguồn gốc từ đậu nành, nhiều canxi. Sữa hỗ trợ dinh dưỡng cho người cao tuổi, ăn uống kém do hệ răng nhai yếu, ăn không ngon miệng, và cần có nhiều năng lượng hơn trong khẩu phần ăn
  • Cần ăn nhiều những rau, củ quả để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ để tang cường sức khỏe, hạn chế lão hóa.
  • Giảm thiểu mỡ động vật, không ăn quá ngọt hoặc quá mặn, hạn chế uống nước có cồn như rượu, bia
  • Uống đủ khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Theo các chuyên gia, mỗi người nên khám sức khỏe định kỳ từ 1-2 lần/ năm. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được vấn đề về sức khỏe nói chung. Và dinh dưỡng nói riêng một cách toàn diện nhất.

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp bảo vệ sức khỏe của bạn tối đa

Ngoài những nội dung khám tổng quát và xét nghiệm sàng lọc. Bạn nên thực hiện khám chuyên sâu những căn bệnh bạn đang hoặc có nguy cơ mắc phải để biết cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học hơn.

Những đối tượng đặc biệt cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ là: người có chế độ dinh dưỡng thất thường. Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia; người ít vận động,…

Như vậy Thiết Bị Y Tế Gia Linh đã cùng bạn tìm hiểu về thiếu chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng như thế nào đối với cơ thể. Mong những kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn.

 

Bài viết liên quan